Friday, February 10, 2012

Con gái, con trai ba miền

Con gái, con trai ba miền :)




Con Gái Ba Miền (Tác giả: Bùi Chí Vinh)


GÁI HUẾ
Con gái Huế rất khó chơi.
Ta dân Nam bộ thốt lời vũ phu.
Khó chơi vì hát như ru.
Nói như chim hót, bước như rắn trườn.
Cộng lại thì thành văn chương.
Trừ ra thì dễ bất thường động tâm.
“ Sơn bất tận, thủy bất thâm ”
Lên núi Ngự mới ớn thầm sông Hương.
Ta từ xưa thích du dương.
Ưa trèo núi, khoái bơi xuồng lội sông.
Giang hồ một phút yếu lòng.
Kêu lên hai tiếng mặn nồng.
Huế ơi ! Dù các em rất khó chơi.
Nhưng ta cũng thử ngỏ lời bướm ong.
Các cô gái Huế nghe không.
Kêu thêm tiểu muội đến bồng ta đi…


GÁI BẮC
Con gái Bắc rất chịu chơi.
Ta dân Nam bộ ngỏ lời cầu hôn.
Chịu chơi vì lắm hồi môn.
Chẳng hạn răng khểnh, má tròn đồng xu.
Chưa kể con mắt tiểu thư.
Dáng đi công chúa, lời ru thiên thần.
Ta thường dễ động lòng trần.
Thấy con gái đẹp manh tâm ngó hoài.
Các em mình hạc xương mai.
Thấp cao vẫn nhớ, mập gầy vẫn thương.
Chanh chua vẫn ngọt như đường.
Nói xạo cách mấy vẫn tương tư hoài.
Nhớ nhau “ lồi hết vành tai Lõm hai con mắt, lồi mười ngón chân ”.
Em tên Bích, Thảo hay Dung Hay Loan, Oanh, Yến có lần chịu chơi.
Từng yêu khi mới chào đời.
Đêm nay gọi các em ơi, ta buồn.
Hà Nội băm sáu phố phường.
Ngó môi em hết nhớ đường về Nam


GÁI NAM
Con gái Nam rất ham chơi.
Ta dân cùng xứ ngỏ lời biểu dương.
Ham chơi đến lúc lên giường.
Em còn xuống giọng cải lương rất… mùi.
Sáng đèn nhớ lúc tối thui.
Giàu sang em nhớ khoai lùi dính tro.
Các em như miếng cá kho.
Ngó vô thấy đã, cắn vô thấy… bà.
Cắn vô xương gỡ không ra.
Trừ khi trình diện ông già của em.
Lên Đồng Nai, xuống Long Xuyên.
Các em má lúm đồng tiền bắt ham.
Chỉ người điên mới không tham.
Ta tỉnh táo muốn gỡ làm vốn riêng.
Kệ “đồng tiền ” trắng hay đen.
Ngày ta bỏ túi, đợi đêm bỏ … mùng.
Các em mới liếc đã … khùng.
Hèn chi thi sĩ anh hùng phải tiêu.
Mỹ nhân nghĩ thiệt trớ trêu.
Xưa nay danh tướng biết điều dưới “ cơ ”.
Vòng Bến Tre, bọc Cần Thơ.
Ở đâu ta cũng choáng giờ cơ quan.
Nước dừa em tắm thả giàn.
Ta vốn đàng hoàng cũng lén rình coi.
Rình coi con quạ kêu rồi.
Quạ kêu “ nam đáo ” nữ ơi, đề phòng.
Phải không Đào, Cúc, Thu, Hồng.
Ta trai khác họ đem lòng nhớ thương

Đàn Ông 3 Miền

Đàn ông miền Bắc

Đàn ông người Bắc điệu đà
Những khi tán tỉnh thường là: “ Bé ơi”
Ngọt ngào tán nhuyễn như chơi
Mượn bao thi phú tuôn lời gió trăng
Nào ai biết cạm bẫy giăng
Trong từng câu nói luôn rằng “Yêu em”
Lấy rồi mới biết sáng đêm
Chàng lên quan tướng, thiếp thêm nhọc lòng
Lời yêu xưa đã trôi sông
Bây giờ gánh nặng ông chồng “ trưởng gia”

Đàn ông miền Nam

Anhh người trực tính rõ ràng
Quen em chỉ nói khẽ khàng dzầy thôi:
Người đẹp, cho tui mở lời
Biết em có muốn ở đời dzới tui?
Lời ngỏ nghe chẳng được mùi
Suy ra mà lại là lời thật tâm
Nhưng rồi sao vẫn bị lầm
Bởi chàng chung thủy với thần lưu linh
Yêu nhậu hơn yêu vợ mình
Say sưa bí tỉ nên tình mốc meo

Đàn ông người Huế

Đàn ông người Huế khôn ngoan
Ăn nói giảo hoạt vẹn toàn xã giao
Hồn thơ thì thật dồi dào
Yêu em bày tỏ lời nào cũng thơ
Nhưng chàng thì lại mập mờ
Khó khăn mấy nỗi đợi chờ, đắn đo
Chàng có đôi mắt tự do
Đảo qua ngó lại để dò lòng em.

Lời kết
Vài hàng em viết tếu chơi
Chàng Trung, Nam, Bắc đều thời ...dễ thương
Mình cùng tiếng nói quê hương
Cùng chung nguồn cội, chung đường Việt Nam
Ai người hoàn hảo mà ham

TL

Thursday, February 2, 2012

Cảm xúc từ một bài hát

Hôm nay ngồi một mình, vô tình nghe lại bài hát "This is used to be my play ground". Đây là bản ballad nổi tiếng của nữ hoàng nhạc pop Madonna và từng leo lên vị trí cao nhất của bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ Billboard vào năm 1992. This Used To Be My Playground là lời tâm sự buồn của một người khi thăm lại nơi đã gắn bó với tuổi thơ mình. Con người ấy bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ và cảm thấy luyến tiếc một thời đã qua. Cuộc sống thật quá ngắn ngủi và thời gian cứ lặng lẽ trôi đi để khi nhìn lại, ta cảm thấy mình đang già đi. Lúc đó, tuổi thơ trở thành những ký ức không thể nào quên và sẽ mãi lưu giữ trong tâm trí của mỗi người.

Đúng vậy cuộc sống quá ngắn ngủi mà có rất nhiều điều chúng ta muốn biết, muốn học hỏi, muốn cảm nhận,... và có vô số câu hỏi tại sao? mà khó có ai có thể trả lời ngay được,... và khi cảm nhận ra được thì nó cũng chỉ còn là ký ức khi ấy bạn đã quá già để hiểu điều đó là đúng đắn hay sai lầm,... tất cả còn lại chỉ là những ký ức của quá khứ

"This Used To Be My Playground"
->Sân Chơi Kỉ Niệm
This used to be my playground (used to be)
This used to be my childhood dream
This used to be the place I ran to
Whenever I was in need
Of a friend
Why did it have to end
And why do they always say

Nơi đây đã từng là sân chơi của tôi
đã từng là giấc mơ thuở thơ ấu
đã từng là nơi tôi chạy ùa đến những khi cần một người bạn
Tại sao điều đó lại kết thúc
Và tại sao ai cũng luôn bảo rằng

Don't look back
Keep your head held high
Don't ask them why
Because life is short
And before you know
You're feeling old
And your heart is breaking
Don't hold on to the past
Well that's too much to ask

Đừng bao giờ nhìn lại
Hãy ngẩng cao đầu lên
Đừng hỏi vì sao
Bởi cuộc đời này quá ngắn ngủi
Trước khi bạn nhận ra điều đó,
bạn đã cảm thấy mình đang già đi
và con tim bắt đầu rạn nứt
Đừng luyến tiếc quá khứ làm gì
Ôi, quá nhiều điều để hỏi

[chorus]
Live and learn
Well the years they flew
And we never knew
We were foolish then
We would never tire
And that little fire
Is still alive in me
It will never go away
Can't say goodbye to yesterday (can't say goodbye)

Cứ sống và học hỏi
Khi thời gian vẫn bình lặng trôi đi
Chúng ta chẳng bao giờ hiểu
Ngày ấy mình đã ngô nghê thế nào
đã chẳng bao giờ biết mệt mỏi, buồn chán
Và ngọn lửa nhỏ bé ấy
Mãi mãi sống trong tim tôi
chẳng bao giờ tắt
Và chúng ta chẳng thể nào quên đi ngày hôm qua

No regrets
But I wish that you
Were here with me
Well then there's hope yet
I can see your face
In our secret place
You're not just a memory
Say goodbye to yesterday (the dream)
Those are words I'll never say (I'll never say)

Không có gì ân hận
Nhưng tôi vẫn mong ước rằng
Bạn ở đây, bên tôi
Để tôi ngắm nhìn khuôn mặt bạn
ở nơi bí mật của chúng ta
Bạn chẳng phải chỉ là một kỉ niệm đâu...
Nói vĩnh biệt với quá khứ ư?
Tôi sẽ không bao giờ làm được

This used to be my playground (used to be)
This used to be our pride and joy
This used to be the place we ran to
That no one in the world could dare destroy

Đây đã từng là sân chơi của tôi
là nơi chúng ta vui đùa và hãnh diện về nó
Là nơi chúng ta có thể chạy đến
Và không ai trên thế giới này dám phá vỡ...

This used to be our playground (used to be)
This used to be our childhood dream
This used to be the place we ran to
I wish you were standing here with me

Nơi đây đã từng là sân chơi của tôi
đã từng là giấc mơ thuở thơ ấu
Là nơi chúng ta có thể ùa đến
Giá như... bạn đang ở cạnh tôi...

This used to be our playground (used to be)
This used to be our great escape
This used to be the place we ran to
This used to be our secret hiding place

Nơi đây đã từng là sân chơi của tôi
đã từng là giấc mơ thuở thơ ấu
Là nơi chúng ta có thể ùa đến
Chốn bí mật mà chỉ chúng ta mới rõ...

This used to be our playground (used to be)
This used to be our childhood dream
This used to be the place we ran to
The best things in life are always free
Wishing you were here with me

Nơi đây đã từng là sân chơi của tôi
đã từng là giấc mơ thuở thơ ấu
Là nơi chúng ta có thể ùa đến
Điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời này luôn hiển hiện trước mắt ta...
Ước gì... lúc này bên tôi có bạn...

Tuesday, March 1, 2011

Kiếp con người

Kiếp con Người (Kiếp đàn ông thì đúng hơn)

Khi Chúa tạo ra con lừa, Người phán: 'Ngươi sẽ làm một con lừa có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ. Bù lại những vất vả đó, ngươi sẽ được sống tới 50 năm'.

Con lừa trả lời:

- Sống như vậy 50 năm thì thật là khốn khổ. Xin Người cho con sống không quá 20 năm thôi.

Chúa chấp thuận ước nguyện của con lừa. Ngưoi tiếp tục tạo ra con chó và nói với nó:

- Ngươi sẽ trông coi nơi ở, bảo vệ tài sản của con người, kẻ sẽ coi ngươi là bạn hữu thân thiết nhất. Ngươi sẽ ăn cơm thừa canh cặn của hắn và sống 25 năm.

Con chó đáp:

- Cảm ơn Người! Nhưng sống kiếp con chó trong 25 năm là một hình phạt quá nặng. Xin Chúa cho cuộc đời con chỉ kéo dài dưới 10 năm thôi!

Lời thỉnh nguyện của con chó được chấp nhận. Thế rồi, Chúa tạo ra con khỉ và bảo nó:

- Ngươi sinh ra làm kiếp con khỉ. Ngươi sẽ đánh đu từ cây nọ qua cây kia, hành động như một gã ngốc. Ngươi sẽ có bộ dạng tức cười, chuyên làm trò cười cho thiên hạ. Tuổi thọ của ngươi là 20 năm.

Con khỉ tạ ơn Chúa rồi than thở:

- Cuộc sống như thế kéo dài toi 20 năm thật là một cực hình. Xin người cho con sống 10 năm thôi.

Chúa nhân từ chấp nhận lời thỉnh cầu. Người tiếp tục tạo ra con người rồi phán:

- Ngươi là con người, sinh vật cao cấp duy nhất biết đi trên đôi chân ở trái đất này. Ngươi sẽ sử dụng trí tuệ để làm chủ mọi sinh vật trên thế giới. Ngươi sẽ thống trị địa cầu và thọ 20 năm.

Con người cầu xin:

- Thưa Chúa! Kiếp người 20 năm thật quá ngắn ngủi. Xin Người hãy ban cho con 20 năm mà con lừa đã từ chối, 15 năm mà con chó không chịu nhận và 10 năm con khỉ vứt bỏ.

Thế là, Chúa cho người đàn ông sống 20 năm làm kiếp con người. Kế đó, anh ta lấy vợ và sống 20 năm kiếp con lừa, làm việc quần quật với những gánh nặng trên lưng. Tiếp theo, khi có con, anh phải sống 15 năm kiếp con chó, trông coi nhà cửa và xơi những đồ ăn thừa mà lũ con để lại. 10 năm cuối đời, anh ta sống kiếp con khỉ, hành động như một gã ngốc để mua vui cho lũ cháu.

Friday, January 7, 2011

Thư giãn cuối tuần


^.^ Tặng các bạn đã và đang yêu hay chuẩn bị lấy vợ lấy vợ nè ^.^

KẾT THÚC TỪ ĐÂY

Đời trai nay đã đi đời
Tin mày lấy vợ rụng rời lòng tao
Đang bay nhảy suớng thế nào
Tự nhiên mày lại vuớng vào vợ con
Vợ con là cái lồng son
Đuờng vào thì có, không còn đuờng ra

Vợ mày là con nguời ta
Nghĩ mày với nó chẳng bà con chi
Con gái là cái quái gì
Mà mày mê mệt mày đi vào tròng
Thuyền quyên là bẫy anh hùng
Bao nguời đã chết, mày không thấy à
Ngày xưa mày vẫn ba hoa
Thằng nào ngu mới bị sa luới tình
Giờ đây cáo đã thành tinh
Đã thấy bẫy sập, còn xin đuờng vào.

Độc thân thì suớng biết bao
Bao nhiêu con gái đua nhau lôi mời
Bây giờ đã vợ con rồi
Đi về khai báo, chạy trời khỏi mưa
Tiền lương tháng tháng phải đưa
Tiêu sài mua sắm phải thưa với bà
Thân trai rửa bát quét nhà
Vợ kêu thì dạ còn ra nỗi gì!!!
Bạn bè rủ nhậu chẳng đi
Sợ về nằm thảm, tối thì đứt hơi
Hu hu ấy ấy mày ơi
Kể như tôi khóc cho đời bạn tôi.

BẮT ĐẦU TỪ ĐÂY

Anh ơi anh nghĩ thế nào
Cớ sao lại sợ dính vào vợ con ?
Vợ con là cái lồng son,
Không con không vợ, héo hon gầy mòn !
Vợ nuôi béo đỏ béo tròn
Tự do …với vợ (!) vẫn còn đấy thôi
Có gi` mà kể ỉ ôi
Gì mà phân biệt bố tôi bố bà !
Thân trai bốn bể là nhà
Con là chủ tịch, vợ là…bí thư
Độc thân rất dễ thân hư
Lang thang cho lắm, ..ung thư có ngày (!)
Sao bằng tối tối gác tay
Tỉ tê tâm sự, “mày mày tao tao”
(Í quên em nói tào lao
“Anh hỡi, em hỡi” xiết bao là tình)
Ngày xưa còn ở một mình
Ai chẳng mơ đuợc luới tình dính vô
Một vợ bằng mấy lần bồ
Lại đuợc rửa chén, giặt đồ suớng ghê!!!
Độc thân đừng tuởng gái mê
Nó mê cái ví, còn …dê đừng hòng !
(Ngày xua khi chửa có chồng
Vụ đó em thuộc nằm lòng đó anh)
Anh ơi lấy vợ cho nhanh
Tiền lương khỏi giữ, cơm canh sẵn sàng
Khỏi lo tiêu phi tiêu hoang
Vợ quản bằng mấy ngân hàng anh ơi
Nhậu chi cho uổng cuộc đời
Quét nhà, rửa chén thảnh thơi nào bằng
Anh ơi em mở lồng vàng,
Anh mau vào sớm sẵn sàng ..nộp thân .

ĐỂ RỒI CUỐI CÙNG

Con quỳ lạy Chúa trên trời
Sao cho con trốn đuợc nguời con yêu
Rằng con thiếu nợ đã nhiều
Nàng còn mua sắm đủ điều Chúa ơi !
Con cày hai dzốp (s) hụt hơi
Nguời con yêu lại đua đòi chơi xe
Biểu gì con cũng phải nghe
Nếu con cãi lại là te tua đời
Truớc đây con tuởng gặp thời
Chúa ban con đuợc tìm nguời con yêu
Giờ đây thân xác tiêu điều
Đời con phải chịu rất nhiều đắng cay
Thân con chẳng khác trâu cày
Nợ nàng con trả dài dài chưa xong
Con giờ như cá lòng tong
Sụt ba chục ký, ốm nhong, rã rời
Thế mà đâu hết nợ đời
Nấu cơm, rửa chén, bị đòi..tù ti
Nguời đâu gặp gỡ làm chi
Để cho khổ thế còn gì là Xuân ?
Chúa oi con khổ vô ngần
Chúa mà không giúp là thân con tàn
Con đang thiếu nợ trăm ngàn
Nhìn đồ nàng sắm hai hàng lệ rơi

Con quỳ lạy Chúa trên trời
Giúp cho con trốn đuợc nguời con yêu

Thursday, October 22, 2009

Đôi điều về lễ hội Halloween

Từ Halloween xuất phát từ Đêm các Thánh - một lễ kỷ niệm của Thiên chúa giáo diễn ra vào đêm trước Ngày lễ các Thánh. Tuy nhiên, lễ hội này lại có nguồn gốc tôn giáo cổ xưa, cho đến nay cũng vẫn là ngày lễ thiêng liêng của người Wicca - một tôn giáo cổ mà tín đồ của nó chỉ làm điều thiện.

Hóa trang trong lễ hội Halloween.
Theo truyền thống, lễ tạ mùa vào cuối hạ của những người Celt cổ đại được gọi là Samhain, cũng diễn ra vào ngày 1/11 hằng năm. Người ta tin rằng trong ngày đó, toàn bộ thế giới các vị thần có thể tới thăm loài người. Và đó cũng là thời gian linh hồn của người chết sẽ về thăm nhà, để lại những lời nhắn nhủ trong giấc mơ. Nhiều thày bói còn cảm thấy đó là thời gian tốt nhất để dự đoán về những sự kiện trong tương lai.
Các tu sĩ Druid thừa nhận lễ hội này có quan hệ chặt chẽ với vụ mùa, trăng tròn và những thay đổi về thiên văn. Rồi sau khi xâm chiếm nước Anh, người La Mã đã kết hợp phong tục của người Celt với lễ tạ mùa của chính họ có tên là Cerelia diễn ra vào 4/10.
Kết quả, có một số truyền thống bị thay đổi, một số khác thì được duy trì, điều này cũng giống như niềm tin đối với những hồn ma và phù thủy. Người chỉ lối tâm linh cho biết, phong tục để thức ăn cho người chết xuất phát từ cảm nghĩ của người cổ xưa cho rằng, những hồn ma có thể bị đói sau một năm thiếu thốn. Khi người sống đem thức ăn cho những linh hồn ấy, họ sẽ để cho mọi người được yên ổn. Cũng từ đó, "trick or treat" ra đời. (Câu nói của trẻ em trong ngày lễ Halloween khi đi các nhà xin bánh kẹo và dọa sẽ phá phách nếu không cho).
Halloween là thời điểm có thể liên lạc với người chết dễ nhất do khi đó bức màn ngăn cách được coi là ở độ mỏng nhất. Nhưng vẫn có những người muốn được dẫn lối cho họ trong ngày lễ này.

Lễ Hội Halloween
Ngày cuối tháng Mười dương lịch là ngày Halloween của Hoa Kỳ. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô có đục lộng hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...
Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...
Lễ Halloween đã bắt nguồn và phát triển từ những lễ Hội Tân Niên và các lễ hội dành cho những người đã chết.
Vào thế kỷ thứ 8 (năm 800 sau Tây Lịch), các giáo hội Thiên Chúa Giáo đã thiết lập "Ngày Các Thánh" (All Saint's Day) vào mồng 1 tháng 11 để mọi người sửa soạn chờ đón Giáng Sinh luôn thể.

Nguồn Gốc Chữ Halloween
Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" hay Chư Thánh đã được xem như là All Hallow éven hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "Allhalows' Evening."
Các Tập Tục Trong Ngày Halloween
- "Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.
"Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat."
Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa với "lũ ma" nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).
Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

Truyền Thuyết Về Halloween
Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.
Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.
Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngộ.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

Lai lịch
Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.
Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.
Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo."
Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."
Halloween đến Hoa Kỳ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, nghĩa là lúc đầu các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng. Mãi đến thập niên 1800 mới trở nên tục lệ được nhiều người hưởng ứng.
Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất vui thú của thiếu niên và một số thanh niên.

Ý Nghĩa Của Ngày Halloween
1) Về Giáo Dục:
Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:
- Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt
- Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn
- Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.
"Tham lam" là tâm lý chung của loài người. Số người kiềm chế được lòng tham trong cuộc sống rất hiếm. Tính bủn xỉn, keo kiệt, hà tiện là những hệ luận của tính tham lam mà thôi.
Lòng tham của cải vật chất, sắc dục, danh vọng từng là nguồn gốc của vô số tội ác trong lịch sử nhân loại. Vì tham vọng người ta sẽ dùng bất cứ thủ đoạn hay phương tiện nào miễn là đạt được mong cầu. Có lẽ vì vậy mà các đấng giáo chủ của tôn giáo đều khuyên răn con người bỏ lòng tham để có thể sống đời an vui trong hiện tại và để được vào cõi Thiên Đàng, Niết Bàn, Bồng Lai Tiên Cảnh sau khi từ bỏ trần gian...
Kiềm chế lòng ham muốn là bước đầu để trở nên người tốt. Tiếp theo là phải có lòng thương người (nhân ái, bác ái, từ bị..) biết giúp đỡ người khác lúc họ gặp khó khăn, phải bố thí cho kẻ nghèo... Ngoài ra, thanh thiếu niên không nên chơi đùa với quỷ hay ma. Sở dĩ có điều cấm kỵ này là vì người đời thường quan niệm rằng quỷ, ma là những thành phần bất chính, thường dùng những phép thuật, những mưu chước của mình để làm hại loài người, để phá phách hoặc để thỏa mãn ham muốn... Các tôn giáo rất kỵ quỷ vì quỷ thường có hành động chống đối lại các đấng giáo chủ thiêng liêng. Trong Thiên Chúa Giáo, Quỷ là loài hung dữ, xấu xa ở Hỏa Ngục. Lu-xi-fe chẳng hạn, là quỷ giữ địa ngục. Trước đó Lu-xi fe cũng ở nước Thiên Đàng, nhưng vì tham vọng mà đọa Địa ngục.
Dân gian thường tin rằng quỷ hay đi bắt bớ người ta, hành hạ người ta một cách tàn nhẫn để vui đùa hoặc để thỏa mãn dục vọng. Có lẽ vì đó mà người ta thường dùng lời nguyền rủa "Đồ quỷ tha ma bắt" khi nói đến một người mà họ ghét bỏ.
Người Việt thì có những thành ngữ như: "mưu ma, chước quỷ," "hiện quỷ," "quỷ quái tinh ma."
Trong thần thoại có rất nhiều loại quỷ. Về quyền phép biến hóa thì quỷ với thần ngang nhau. Quỷ với Thần phân biệt nhau qua hành động:
- Quỷ thường dùng quyền phép của mình để thỏa mãn ham muốn, tham vọng nên thường đi vào đường ác, có hại cho loài người và vũ trụ.
- Thần luôn luôn dùng quyền phép để làm điều phúc lợi cho loài người và vũ trụ, đó là con đường thiện. Chỗ ở chính của Quỷ là địa ngục, là bóng tối, trong lúc các Thần thì ở cõi Trời, trong ánh sáng.
Thần đưọc người trần gian tôn thờ.
Quỷ bị người đời xa lánh vì sợ hãi, vì quỷ lúc nào cũng bị xem là dữ. Trong kinh Địa Tạng của Phật giáo có nhắc đến một Quỷ vương có tên là Vô Độc. Đây là một điều mà tây phương không nghĩ đến vì đối với họ Quỷ luôn luôn hung dữ, độc ác.
Do đó, không bao giờ nên giao du với quỷ, nhất là tuổi thanh thiếu niên. Người Việt có câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" để chỉ những hành vi ranh mãnh, đầy mưu trí, có hại cho xã hội loài người. Học trò ở đây là tuổi thanh thiếu niên. Câu chuyện Halloween muốn gởi cho thanh thiếu niên một thông điệp để đề phòng sự tiêm nhiễm cái "quỷ quái, tinh ma" khi giao du với cái giới mà mình cũng được xếp vào hạng số 3!
Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.
Quỷ đã chịu ơn cứu mạng của Jack. Jack đã cứu quỷ vì tình bạn vui đùa. Quỷ đã đền ơn với lời hứa là "không bắt hồn Jack về Địa Ngục." Và kết quả, như đã nói trên, hồn Jack đã phải trở về trần gian, lang thang với những đốm than hồng do quỷ từ địa ngục tặng để sưởi ấm và soi đường đi trong tăm tối, cô đơn. Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó. Họ chỉ chú trọng vui chơi. Các phim ảnh về Halloween cũng nhằm tạo cảm giác rùng rợn ma quái của thế giới âm ty như để thay đổi cách chơi, tìm cảm giác mới là chính yếu.

2 ) Ý Nghĩa Nhân Bản
Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?
Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!
Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.
Lễ Hội Halloween ở Mỹ nhằm vào tiết thu, mưa buồn và gió lạnh, trùng hợp với "ngày cô hồn" trong truyền thống dân tộc VN cũng trong mưa buồn hiu hắt:

"Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng
Đường bạch dương bóng chiều man mác
Ngọn đường lê lác đác mưa sa
Hồn nào hồn chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm...
Trong trường dạ tối tăm trời đất
Có khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người..."
Trong ý nghĩa nhân bản, Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la..
Cuộc hội ngộ này đã phần nào nói lên cái triết lý "Âm, Dương nhất lý, Sinh tử đạo đồng" nơi gặp gỡ của tâm hồn nhân bản đông tây.
"Halloween," "All Soul's Day", "Cúng Cô Hồn" đều là những dịp để người sống tưởng nhớ, đoái thương những mảnh đời bất hạnh trong cõi u minh và trong cuộc sống hiện thực chung quanh...
Có lẽ người đời đã dùng phương pháp loại suy (Analogy) để từ đời sống hiện thực trần gian, tưởng tượng ra một thế giới của cõi âm nơi những linh hồn sinh hoạt sau khi chết. Đó là ý nghĩa của lập luận: "Cõi dương còn thế nữa là cõi âm!"
Thật vậy, tưởng tượng và hư cấu không thể nào bắt nguồn từ cái không không mà phải khởi đi từ một thực tại nào đó. Như vậy thì, phải chăng, "Jack Ó Lantern" chỉ là hình tượng của bao nhiêu thanh thiếu niên trong cuộc đời hiện thực, vì môi trường gia đình, xã hội, giáo dục hoặc vì những thúc bách thầm kín nào đó đã vô tình "đùa chơi với quỷ." Và vì đó họ đã lỡ tay đánh mất tuổi thơ, vì ham vui, vì lòng trắc ẩn, thương xót, vì tình bạn bè... mà đã vô tình vi phạm quy ước xã hội, lỗi với giáo điều tín ngưỡng, mang tội với gia đình... Rồi bị xã hội thẳng tay loại trừ...
Thật vậy, khi ra tay cứu quỷ một lần... Chỉ một lần thôi, là đủ, để cho cái xã hội với thành kiến hẹp hòi, với tư duy cố chấp... buộc tội đến trọn cả đời... không cất đầu lên nổi!
Ôi! Bao nhiêu thanh thiếu niên trong xã hội, chỉ vì một lần lầm lỡ trong đời thực mà đã không còn chỗ dung thân! Bao nhiêu linh hồn đã bị Thiên Đường từ chối, nhưng lại không đủ tiêu chuẩn vào Địa Ngục đã phải sống lang thang!
Trên đời này, nơi đây và hôm nay... thiếu gì người đang sống trong cảnh:
"Cô hồn vạn thuở buồn đơn chiếc
Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ!"
Dù sao... thì Jack Ó Lantern cũng đã có một ngày hạnh phúc bên cạnh và trong cõi loài người...

Friday, September 4, 2009

Chúa nói gì với bạn

When you say... “I can’t solve this ...”
God tells you “I will direct your path” (Proverbs 3:5-6)
Khi bạn nói… “ Tôi không thể giải quyết việc này…”
Thiên Chúa nói với bạn “Ta sẽ hướng dẫn cho con”

When you say... “It’s impossible... “
God tells you “Everything is possible” (Luke 18:27)
Khi bạn nói…“Nó thì không thể…”
Thiên Chúa nói với bạn “Mọi thứ đều có thể”

When you say... “I feel all alone...”
God tells you “Never will I leave you; never will I forsake you.” (Hebrews 13:5)
Khi bạn nói… “Tôi cảm thấy đơn độc một mình…”
Thiên Chúa nói với bạn “Chưa bao giờ Ta rời bỏ con và không bao giờ Ta bỏ rơi con”

When you say... “I can’t do it...”
God tells you “I can do everything through him who gives me strength.” (Phillipians 4:13)
Khi bạn nói… “Tôi không thể làm việc này…”
Thiên Chúa nói với bạn “Con có thể làm mọi việc thông qua Người là đấng cho con sức mạnh”

When you say... “I don’t deserve forgiveness...”
God tells you “I have forgiven you” (1John 1:9 – Romans 8:1)
Khi bạn nói… “Tôi không xứng đáng được tha thứ…”
Thiên Chúa nói với bạn “Ta đã tha thứ cho con rồi”

When you say... “ I am afraid...”
God tells you “Do not fear, for I am with you; I will strengthen you and help you.”; (Isaiah 41:10)
Khi bạn nói… “Tôi đang lo lắng sợ hãi…”
Thiên Chúa nói với bạn “Đừng sợ, có ta ở với con, Ta sẽ thêm sức và nâng đỡ con”

When you say... “I am tired...”
God tells you “Come to me, all you who are weary and burdened, and I will give you rest” (Matthew 11:28-30)
Khi bạn nói… “Tôi đang mệt mỏi…”
Thiên Chúa nói với bạn “Hãy đến với Ta hỡi những ai kiệt sức và gánh nặng, và Ta sẽ cho họ nghỉ ngơi”

When you say... “No one really loves me...”
God tells you “ I Love You” (John 3:16 – John 13:34)
Khi bạn nói… “Không ai thật sự yêu tôi…”
Thiên Chúa nói với bạn “Ta yêu con”

When you say... “ I don’t know how to go on...”
God tells you “ I will show you the path” (Psalm 32:8)
Khi bạn nói… “Tôi không biết phải đi tiếp (tiếp tục) như thế nào…”
Thiên Chúa nói với bạn “Ta sẽ chỉ cho con đường đi”

When you say... “What path does God have for me...?”
God tells you “My beloved son JESUS CHRIST” ( 1 Timothy 2:5 – Acts 4:12 - John 3:16)
Khi bạn nó… “Đâu là con đường mà Chúa chỉ cho con…?”
Thiên Chúa nói với bạn “Là con trai yêu quý của Ta, Chúa Jêsu”

...And when you want to know everything else that God wants to tell you...
Read The Bible (2 Timothy 3:15-17)
Và khi bạn muốn biết mọi thứ khác mà Chúa muốn nói với bạn…
Hãy đọc Kinh Thánh.

Lời Chúa Tháng 9/2009

01/09/09 THỨ BA TUẦN 22 TN
Lc 4,31-37
LỜI UY QUYỀN
"Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông… Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa." (Lc 4,34)
Suy niệm: Mọi người ở hội đường sửng sốt về cách giảng dạy đầy uy quyền của Chúa Giêsu. Khác với các kinh sư, Ngài không trích dẫn các bậc thầy nổi tiếng, nhưng đưa ra ý kiến độc lập và tích cực của mình về vấn đề giải thích và áp dụng Luật. Lời uy quyền ấy lại được minh chứng bằng phương cách trừ quỷ độc đáo. Trong khi các thầy trừ quỷ xua đuổi quỷ bằng các câu thần chú, lời gào thét, hoặc nghi lễ có tính ma thuật, Ngài chỉ cần một lời, lời ngắn gọn, nhưng đầy sức mạnh, đã khiến quỷ phải vâng phục. Phản ứng yếu ớt của quỷ -kêu la van nài- cho thấy chúng hiểu rằng khi Đấng Thánh xuất hiện, chúng chỉ còn một con đường tháo lui. Quả vậy, ánh sáng và tự do của Đấng Thánh này đi đến đâu, bóng tối và sự áp chế của ma quỷ trên con người lùi bước đến đấy.
Mời Bạn: Bạn vẫn ở dưới trướng của ma quỷ khi lòng bạn bị "ám" bởi của cải, hưởng thụ, danh tiếng, tính dục, hay quyền hành. Bạn hãy để Lời đầy uy quyền của Ngài khu trừ những thứ "quỷ ám" của thời đại, để tâm hồn, gia đình bạn… thật sự là nơi Chúa ngự trị.
Chia sẻ: Niềm vui và an bình khi bạn thật lòng sám hối và lãnh nhận bí tích hòa giải.
Sống Lời Chúa: Tôi xin Chúa Thánh Thần giúp mình nhận dạng những hình thức "quỷ ám" đang thống trị tâm hồn mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết dựa vào sức mạnh Lời Chúa. Xin dùng Lời uy quyền của Chúa để xua trừ khỏi lòng chúng con sự ích kỷ, lòng oán hờn, tính tham lam, thói hưởng thụ, là những thói xấu cho thấy ma quỷ đang cư ngụ trong tâm hồn chúng con. Amen.

02/09/09 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 4,38-44
CẤT BƯỚC RA ĐI
"Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó." (Lc 4,43)
Suy niệm: Trong cuốn Nhật Ký Truyền Giáo, cha Piô Ngô Phúc Hậu chia sẻ: "Mình chủ trương rằng người truyền giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi. Đi để thấy mình phải làm gì, phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào. Đức Giê-su đã đi và đi không ngừng. Thánh Phao-lô cũng thế." Quả vậy, người truyền giáo không được an phận thủ thường mà phải chấp nhận một cuộc sống đầy rủi ro và sóng gió, phải ra đi để có thể loan báo Tin Mừng. Người truyền giáo phải hiện diện và tiếp xúc với anh chị em lương dân, cụ thể là chính trong môi trường mà bạn đang sống và làm việc. Chính sự hiện diện và tiếp xúc mới nảy sinh tình yêu bởi vì không có tình thương yêu thì không thể truyền giáo được.
Mời Bạn: Việc loan báo Tin Mừng không phải là việc "lưu hành nội bộ" hạn hẹp trong nội vi nhà thờ, cộng đoàn mà là cất bước ra đi đến với anh em lương dân; là trình bày gương mặt Đức Ki-tô cho những người mà bạn gặp gỡ tiếp xúc trong khu xóm, trường lớp, trong nơi bạn làm việc bằng một đời sống khiêm tốn, phục vụ và đượm tình bác ái yêu thương.
Chia sẻ: Bạn đã từng giới thiệu Ki-tô cho ai chưa? Bằng cách nào?
Sống Lời Chúa: Tìm cách giới thiệu Đức Ki-tô cho những người thân quen và những người bạn tiếp xúc trong môi trường sống và làm việc.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho những người con quen biết, những người con tiếp xúc hằng ngày nơi chúng con sống học tập và làm việc được sớm tin nhận Đức Ki-tô là Chúa và là Đấng Cứu Độ.

03/09/09 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
Th. Grêgôriô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh Lc 5,1-11
HIỆU NGHIỆM CỦA SỰ VÂNG LỜI
"Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới." (Lc 5,5)
Suy niệm: Tất cả truyền thống Kinh Thánh xác nhận rằng vâng lời trọng hơn của lễ bởi vì của lễ chỉ là những đồ vật bên ngoài còn vâng lời là cho đi những ý riêng, những tình cảm mà ta ôm ấp trong máu thịt của mình. Vâng lời là cho đi cả con người của ta! Ngoài ra Kinh Thánh ghi lại biết bao mẫu gương chứng minh hiệu quả của đức vâng lời thật là cao quí và to lớn: Abraham vâng lệnh Thiên Chúa hiến tế chính Isaac con mình đã mở đầu cho giao ước khai sinh một dân riêng của Chúa; Mẹ Maria thưa "vâng" đã đem Con Thiên Chúa đến với loài người; và sự vâng phục của Phêrô khiến ông và các bạn chài thu được một mẻ cá chưa từng có trước đây trong nghề của mình.
Mời Bạn: Vâng lời mà thấy được những lợi ích cụ thể trước mắt thì không khó; còn vâng lời để xoay chuyển một tình thế gần như vô vọng mới là điều đáng quí và đáng nói. Sự vâng phục này đòi hỏi một lòng tin và một tình mến.
Chia sẻ: Hãy chia sẻ một kinh nghiệm mà vì thiếu vâng phục đưa bạn tới một kết cục không tốt; và một kinh nghiệm vì vâng lời mà gặt hái được những kết quả tốt đẹp cho bản thân bạn và cho người khác nữa.
Sống Lời Chúa: Thánh Phaolô nói: "Tôi biết tôi đã tin vào ai" để rồi Ngài hoàn toàn tín thác và vâng phục. Cũng thế, bạn cần biết Đấng mà mình vâng phục là ai để không phải hy sinh vô ích và tai hại. Đấng ấy chính là Chúa, Đấng không lừa dối ai bao giờ!
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con ơn biết sẵn lòng vâng nghe Lời Chúa dạy; vì Lời Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống của con. Amen.

04/09/09 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 5,33-39
ÁO CŨ VẢI MỚI
"Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ." (Lc 5,36)
Suy niệm: Chúa Giêsu luôn đòi hỏi một sự hoán cải triệt để, một cuộc vượt qua Giao ước cũ để sống trong tinh thần của Giao ước mới. Để làm môn đệ Chúa Giêsu, ta phải từ bỏ cách sống cũ, mặc lấy cách suy nghĩ, cách hành động, cách sống mới cho phù hợp với Tin Mừng.
Mời Bạn: Chúa không chấp nhận lối sống nửa vời, vá víu, "bắt cá hai tay": tôn thờ Chúa nhưng lại vừa thoả hiệp với ma quỉ; muốn thiên đàng nhưng lại sống theo lối sống thế gian. Giữa hai cách sống đó, ta phải chọn một. Phải đấu tranh với chính mình, phải dám lột bỏ lối sống cũ để trở thành con người mới, thành một Kitô khác giũa đời. Chúng ta có đang bị cuốn hút vào trong vòng xoáy của lối sống hiện tại, một lối sống thực dụng, hưởng thụ, tiện nghi vật chất và thỏa mãn, với một tốc độ quay cuồng và chóng mặt? Việc sống đạo của chúng ta có đang trở thành hình thức, miễn cưỡng, như miếng vải chắp vá, không đủ sức biến đổi cuộc sống của chúng ta thành cuộc sống theo Tin Mừng không?
Chia sẻ: Xét lại cách bạn mua sắm, sử dụng của cải xem có hợp với giáo huấn Tin Mừng không.
Sống Lời Chúa: Hôm nay, Bạn thu xếp công việc để dành ít phút cầu nguyện với Chúa Giêsu, và thưa cùng Ngài : Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu thương từng người chúng con nên đã đến sống giữa chúng con, và đã hy sinh chết và sống lại để cứu độ con. Xin giúp con đổi mới cuộc sống, sống Đạo vì lòng yêu mến Chúa, hơn là những hình thức giả dối bề ngoài. Amen.

05/09/09 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 6,1-5
THÁNH HOÁ NGÀY SỐNG
Đức Giê-su nói: "Con Người làm chủ ngày sa-bát." (Lc 6,5)
Suy niệm: Có hai người kia thường xuyên cãi nhau trong giờ lần hạt chung mỗi tối. Cứ gần hết một chục thì người này bảo rằng mới đến kinh thứ chín, người khác lại cho là đã dư ra và sang đến kinh thứ mười một rồi. Hầu như cứ mười hôm đọc kinh chung thì đã hết bảy bữa bất đồng, và giờ kinh tối của họ trở thành… giờ cãi nhau! Một cách nào đó, những người Pha-ri-sêu trong đoạn Tin Mừng hôm nay cũng vậy. Thay vì thánh hiến ngày Sabbát để thờ phượng Thiên Chúa và để sống giao ước giữa Ngài và dân thánh, họ lại biến ngày hưu lễ thành một gánh nặng, biến những tiểu tiết thành những điều trọng cấm - như trường hợp các môn đệ hôm nay: vò mấy hạt lúa để ăn cho đỡ đói mà bị coi như vi phạm điều luật cấm gặt lúa trong ngày sabbát. Và như vậy, lẽ ra là ngày để sống trong thanh thoát, an bình và hiệp nhất như Chúa muốn, họ lại dùng ngày của Chúa để xoi mói, dùng Luật Chúa để làm khó dễ người khác.
Mời Bạn: Người Pha-ri-siêu trích Kinh Thánh (sách Dân Số) để bắt bí, Chúa Giê-su cũng mở Kinh Thánh (sách Các Vua và sách Lê-vi) để trả lời. Bạn rút ra bài học gì trong việc đọc Kinh Thánh ?
Chia sẻ: Chúng ta được giải phóng bởi "Con Người" và luật của Ngài là luật yêu thương. Bạn trả lời thế nào cho những người chưa thấy được rằng Luật Chúa là nhằm thánh hóa con người?
Sống Lời Chúa: Trong những ngày nghỉ cuối tuần, bạn thu xếp một thời gian thích hợp để đọc Kinh Thánh, và thánh hóa ngày sống của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết dùng thời gian và ân huệ Chúa ban để yêu thương và phục vụ anh chị em con.

06/09/09 CHÚA NHẬT TUẦN 23 TN - B
Mc 7,31-37
ÉPPHATA
"Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả." (Mc 7,37)
Suy niệm: Trong truyện ngắn Máu Cá (tức máu lạnh), nhà văn Nguyễn Minh Châu kể chuyện một bà mẹ trẻ mất con ở ga Hàng Cỏ, kêu la thảm thiết, nhưng chẳng ai đoái hoài. Nhà văn xin một công an trực rao trên loa, người này cũng chẳng nói chẳng rằng. Cả ngàn người trên ga Hàng Cỏ như điếc, như câm trước nỗi khổ của người mẹ mất trí vì mất con! Bài Tin Mừng cho thấy Đức Giêsu không dửng dưng trước đau khổ của con người; Ngài đã chữa lành cho người câm điếc. Lời tán dương của đám đông gợi nhớ lại lời kết luận của sách Sáng Thế về công trình sáng tạo (1,31). Đức Giêsu đến để phục hồi sự tốt đẹp của công cuộc sáng tạo: một thế giới trong đó mọi người tin nhận và sống tư thế con thảo của Cha trên trời, nhìn vào mặt người khác và nhận ra họ là anh em, chị em của mình.
Mời Bạn: Bệnh điếc và câm tinh thần khiến bạn mất khả năng sống mối tương quan với Chúa và người khác trong Nước Trời của Đức Giêsu. Hãy xin Chúa nói "Épphata" để bạn biết lắng nghe tiếng Chúa và tiếng của người lân cận, cũng như biết mở miệng loan báo Tin Mừng và nói những điều tốt đẹp, đem lại niềm vui cho người khác.
Chia sẻ: Bạn mất khả năng lắng nghe người khác trong trường hợp nào?
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ tập sự hoán cải: đổi mới cái nhìn về cuộc đời, thế giới, người chung quanh, để hợp với tư cách công dân một Nước Trời công lý, hòa bình, và yêu thương của Đức Giêsu.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin mở tai con, để con biết lắng nghe Lời Chúa. Xin mở miệng con, để con mạnh dạn loan báo Tin Mừng. Xin mở mắt con, để con nhận ra Chúa nơi người anh em.

07/09/09 THỨ HAI TUẦN 23 TN
Lc 6,6-11
MÔN ĐỆ ĐẤNG LÀ SỰ SỐNG
"Ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay hủy diệt?" (Lc 6,9)
Suy niệm: Trong hội đường nhỏ bé ngày ấy, có ba loại người: (1) người đau ốm cần giúp đỡ; (2) người tận tâm đem lại sự sống cho kẻ khác; (3) người tìm phương kế để tiêu diệt người khác. Câu hỏi của Đức Giêsu trên đây hẳn đặt người Pharisêu vào thế lúng túng, bởi vì nói đúng tim đen của họ. Trong thế giới rộng lớn ngày nay, vẫn là ba hạng người: những người cần sự nâng đỡ để có sự sống; những người nỗ lực phò sự sống, xây dựng nền văn minh tình thương; và những kẻ chủ trương tiêu diệt sự sống của người khác, để mình có thể sống hưởng thụ sung sướng, hay cổ võ nền văn hóa sự chết. Là Kitô hữu, chắc chắn bạn được mời gọi bước theo con đường của Thầy mình.
Mời Bạn: Nhớ lại những con số lạnh lùng cho thấy tình trạng báo động về nạn ô nhiễm môi trường, phá thai, thu nhập chênh lệch giàu-nghèo, sử dụng bạo lực… Bạn được mời gọi góp phần, dù nhỏ bé, trong công cuộc gây ý thức và xây dựng nền văn minh tình thương trong cộng đồng nơi bạn sinh sống.
Chia sẻ: Người Kitô hữu có thể làm gì để đưa những giá trị sự sống của Nước Trời vào môi trường sống của mình?
Sống Lời Chúa: Nhận diện một hoặc các tệ nạn trong xã hội, và trong khả năng của mình, tìm phương cách tạo sự thay đổi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa mời gọi chúng con trở nên muối men, cộng đoàn chúng con trở thành ánh sáng như thành được xây trên núi cao. Xin cho chúng con can đảm nỗ lực góp phần, dù khiêm tốn, trong công cuộc cổ võ và sống những giá trị của Nước Trời trong xã hội chúng con. Amen.

08/09/09 THỨ BA TUẦN 23 TN
Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria Mt 1,18-23
MARIA, TẶNG PHẨM TUYỆT VỜI CỦA THIÊN CHÚA
Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. (Mt 1,18)
Suy niệm: Có lần các du khách đang thăm viếng các hang động Carlsbad nổi tiếng ở Mễ-Tây-Cơ thì đèn đuốc bỗng nhiên tắt ngúm. Trong đám người quờ quạng trong bóng tối có hai em bé khóc thét lên vì khiếp sợ. Lúc đó người mẹ của hai em lên tiếng bảo: "Các con đừng sợ. Sẽ có người bật đèn sáng trở lại cho chúng ta…" Trình thuật của sách Sáng Thế về tội nguyên tổ tiên báo một người nữ sẽ đạp dập đầu con rắn. Đó là tia sáng an ủi và hy vọng cho nhân loại đang chìm trong bóng tối tội lỗi đầy sợ hãi và thất vọng. Tia sáng đó trở thành chùm sáng trong ngày sinh của Đức Maria báo hiệu hừng đông của kỷ nguyên ơn cứu độ đang đến gần. Mẹ là tặng phẩm tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại "bởi Mẹ sinh ra Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô, Người đã chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta sự sống đời đời" (Đức Gioan Phaolô II).
Mời Bạn: Mừng sinh nhật Mẹ Maria là dịp để tạ ơn Chúa về kỳ công Chúa làm nơi Mẹ để thực hiện chương trình cứu độ chúng ta. Bạn có cảm nhận được sự kỳ diệu đó không? Và nhất là bạn có cảm nhận được niềm vui và niềm hy vọng vì được có Đức Maria là "Mẹ sinh ra Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô" và cũng là Mẹ của chúng ta không?
Chia sẻ: Cách bạn tôn sùng Mẹ có diễn tả niềm vui và hy vọng cứu độ không?
Sống Lời Chúa: Bạn có món quà gì mừng sinh nhật Mẹ Maria chưa? Bạn đừng quên kinh Mân Côi là kinh mà Mẹ ưa thích nhất đó!
Cầu nguyện: Đọc/hát kinh Magnificat để tạ ơn Thiên Chúa.

09/09/09 THỨ TƯ TUẦN 23 TN
Th. Phêrô Claver, linh mục Lc 6,20-26
PHÚC VÀ HOẠ!
"Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó... Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có…" (Lc 6,20.24)
Suy niệm: Luca không đề cập tám mối phúc, nhưng là bốn mối phúc và bốn mối 'hoạ', tương phản nhau từng đôi một. Chúa nói phúc cho ai nghèo, đói, sầu khổ, bị người đời ghét bỏ vì Chúa. Và Chúa nói khốn cho ai giàu, no nê, vui cười, được người đời ca tụng. Thật là nghịch với kỳ vọng thông thường của chúng ta. Ta không dốc sức để được giàu hơn, no nê hơn, có nhiều niềm vui hơn và được nhiều vinh dự hơn đó sao? Ta không cầu chúc nhau thịnh vượng, thành đạt đó sao? Hẳn Đức Giêsu thừa biết điều đó, sao Ngài vẫn thẳng thắn tuyên bố những điều rất khó được người ta đón nhận như vậy?
Mời Bạn: Chắc chắn là Chúa không chủ trương 'bần cùng hoá' con người, Ngài cũng không cổ võ cho một loại 'thống khoái' (= thích khổ) nào đó. Ngài từng xác nhận Ngài "đến cho chiên được sống dồi dào" cơ mà! (cf. Ga 10,10). Vậy những lời Chúa nói đây phải được nghe trong bối cảnh hiện sinh: ĐANG có những người nghèo khổ đó, và Thiên Chúa đứng về phía họ; ĐANG có những người giàu sang phú quí đó, và họ cần biết cảnh giác về trách nhiệm của mình đối với những người nghèo khổ xung quanh mình. Điều vừa nói càng được thấy rõ rệt hơn nữa khi sự phân hoá giàu nghèo là do bất công, bóc lột, áp bức.
Chia sẻ: Bạn kinh nghiệm thế nào về sự thật chất chứa trong Lời Chúa nói về phúc và hoạ hôm nay?
Sống Lời Chúa: Chúng ta không ngừng quan tâm nâng đỡ anh chị em nghèo khổ, thiếu thốn.
Cầu nguyện: Kinh Hoà Bình.


10/09/09 THỨ NĂM TUẦN 23 TN
Lc 6,27-38
YÊU THƯƠNG VÔ ĐIỀU KIỆN
"Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ." (Lc 6,32)
Suy niệm: Thư Gioan gọi "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Ga 4,16). Quả vậy, Thiên Chúa luôn đi bước trước để bày tỏ tình yêu của Ngài, và ký kết với con người giao ước tình yêu, giao ước cứu độ. Biết bao lần Dân Chúa phản bội giao ước để tôn thờ tà thần (thờ bò vàng thời Môsê, thờ thần Baan thời ngôn sứ Êlia…) Thiên Chúa vẫn yêu thương không bỏ rơi Dân mà Ngài đã chọn. Hơn nữa, Ngài còn "yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một" (x. Ga 3,16) không một điều kiện nào, để Con của Ngài bị chống đối, bị bắt, chịu sỉ nhục và chịu chết, nhưng Thiên Chúa vẫn không từ. Quả đúng là "anh em đã nhận được nhưng không..." (x. Mt 10,8). Vậy Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta vô điều kiện thì đến lượt chúng ta cũng phải thương yêu anh em vô điều kiện, dù người ấy là ai, dù là kẻ thù đi nữa. Có như thế chúng ta mới diễn tả được hình ảnh của Thiên Chúa trong mình và sống đúng định nghĩa về Ngài là Thiên Chúa của tình yêu.
Mời Bạn: Có bao giờ bạn đã từng ghét bỏ một ai đó chỉ vì họ không đồng ý với bạn? Nếu có, bạn có thể cho biết làm cách nào để bạn vượt qua hoàn cảnh ấy.
Chia sẻ: Cám ơn người làm ơn là điều phải lẽ, nhưng có bao giờ bạn cám ơn người đã làm cho bạn khó chịu chưa? Đó chính là lúc bạn có dịp để thể hiện tình yêu thương vô điều kiện đó nhé.
Sống Lời Chúa: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" (Lc 23,34)
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã yêu con hết tình dù con là ai. Xin cũng cho con biết yêu anh chị em con hết mình, bất luận người ấy là ai. Amen.

11/09/09 THỨ SÁU TUẦN 23 TN
Lc 6,39-42
NHÌN BẰNG ÁNH MẮT THẦY GIÊSU
Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình lại không để ý tới?... Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người người anh em." (Lc 6,39-42)
Suy niệm: Năm học mới đã đến, các em học sinh phải mua sắm nhiều sách giáo khoa cho các môn học. Ở bất cứ cấp nào, các em cũng phải học nhiều môn học: văn, toán, sinh vật... Đến đây ta lại liên tưởng đến một mái trường khác, mái trường Giêsu với vị Thầy Giêsu khả ái. Ở dưới mái trường này, dù ta đang học cấp nào, Thầy Giêsu cũng chỉ dạy ta một môn học, môn yêu mến, một môn ta học cả đời người cũng không xong. Thầy Giêsu là một nhà giáo rất chu đáo, Ngài dạy môn yêu mến qua nhiều bài học, bài học yêu mến dành cho con tim, cho môi miệng, và hôm nay cho ánh mắt. Ánh mắt của ta phải sáng suốt, trước tiên phải là ánh mắt nhìn thấy rõ sự thật về chính mình, không bị cây xà che kín, phải là một ánh mắt nhân hậu.
Mời Bạn: Nhớ đến Thầy Giêsu, vị Thầy có ánh mắt nhân lành. Ánh mắt của Ngài thật khác ánh mắt của bạn. Ngài mong bạn đổi mới ánh mắt của mình, thấy rõ điều lầm lỗi to lớn của bạn và bao dung khi nhìn người anh em.
Chia sẻ: Tại sao tôi dễ dàng nhận ra điều lầm lỗi của người khác, nhưng lại khó nhận ra lầm lỗi của mình?
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ sửa đổi ánh mắt của mình bằng cách nhận ra điều mình sai lỗi và sửa đổi.
Cầu nguyện: Lạy Thầy Giêsu, Thầy dạy chúng con trước hết nhận ra lầm lỗi của mình, trước khi sửa sai người khác. Xin giúp chúng con sống theo lời dạy của Thầy để nên giống Thầy hơn. Amen.

12/09/09 THỨ BẢY TUẦN 23 TN
Danh Thánh Đức Maria Lc 6,43-49
NGHE VÀ SỐNG LỜI CHÚA LÀ NỀN TẢNG ĐỜI KITÔ HỮU
"Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây." (Lc 6,43)
Suy niệm: Tục ngữ Việt Nam cũng nói: "Xem quả thì biết cây." Thật không khác gì ví dụ đơn sơ, gần gũi và cụ thể mà Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta. Lắng nghe và thực hành Lời Chúa tất yếu trổ sinh hoa quả là một cuộc sống tốt lành thánh thiện. Mối tương quan "nhân quả" này lại chứng tỏ mối tương quan sống động giữa người nghe (chúng ta) và với người nói (Chúa Kitô), một mối tương quan thực sự hiện hữu khi người nghe tin theo và thực hành những điều người nói truyền dạy. Mà người nói ở đây không phải chỉ là một Rabbi, một người thầy truyền đạt kiến thức nhưng chính là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng sẽ đến và ở với những ai "nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành."
Mời Bạn: Chúng ta biết rằng nền tảng vững chắc để có thể trở nên người anh em, người môn đệ của Đức Kitô, là phải biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. nếu thiếu một trong hai yếu tố trên (nghe và thực hành) thì chúng ta đang là người xây nhà … trên cát đó!
Chia sẻ: Bạn có cảm thấy an tâm trong cuộc sống khi bạn sống đúng Lời Chúa dạy không? Bạn có là người biết nghe và biết thực hành Lời Chúa Không?
Sống Lời Chúa: Chúng ta không phân ly đời sống đạo ở nhà thờ với đời sống thường ngày: nghe Lời Chúa trong phụng vụ, và chúng ta đem ra thực hành và áp dụng trong đời sống thường ngày của mình.
Cầu nguyện: Cùng hát: "Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong đêm tối, xin cho con biết sẵn sàng thực hành Lời Chúa đã truyền ban…"

13/09/09 CHÚA NHẬT TUẦN 24 TN - B
Mc 8,27-35
BỎ MÌNH ĐỂ THEO CHÚA KITÔ
"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo." (Mc 8,34)
Suy niệm: Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ theo Ngài phải từ bỏ chính mình. "Bỏ chính mình" có phải tự tử không? Hẳn là không! Các nhà hiền triết, các tôn giáo đều kêu gọi từ bỏ cái tôi kiêu căng, ích kỷ, bỏ lòng tham sân si, và thậm chí cả tiền tài lẫn danh vọng nữa. Thế nhưng sự từ bỏ mà Chúa Giêsu kêu gọi không chỉ có mục đích để hoàn thiện bản thân. Ngài kêu gọi chúng ta từ bỏ mọi sự là để có thể đi theo Ngài, đi theo con đường thập giá mà Ngài đã đi, để trở nên giống Ngài: sống hiền lành, khiêm nhường, khó nghèo, chịu sỉ nhục, ngược đãi, và chết để cứu chuộc nhân loại là những người Ngài yêu mến. Sự bỏ mình đó không huỷ hoại mà dẫn ta đến một cuộc sống dồi dào hơn: "Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy."
Mời Bạn: Không tích chứa oán hờn, đố kỵ, tranh chấp, ghen ghét, thù hận… nhưng sống khiêm nhường hiền lành và vị tha chỉ vì bạn yêu Chúa và muốn nên giống Chúa và do đó bạn cũng yêu người khác bằng trái tim của Chúa.
Sống Lời Chúa: Quyết tâm cùng với Chúa Giêsu vác đến cùng thập giá của mình là từ bỏ thói hư tật xấu của mình, là đón nhận những sự khó chịu, trái ý do hoàn cảnh hoặc do người chung quanh gây ra.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn can đảm để thật từ bỏ những thói hư thật xấu làm chúng con không muốn thập giá theo Chúa. Đồng thời xin cho chúng con biết sống khó nghèo, khiêm nhường và hiền lành để phục vụ anh em làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Amen.

14/09/09 THỨ HAI TUẦN 24 TN
Suy tôn Thánh Giá Ga 3,13-17
THÁNH GIÁ VINH QUANG
"Như ông Môsê giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy." (Ga 3,14)
Suy niệm: Ở phòng truyền thống của Hội Thừa Sai Paris (MEP) hiện nay vẫn còn giữ được những di vật của các thánh tử đạo Việt Nam: những sợi xích, những chiếc gông các vị tử đạo đã mang khi chịu nhục hình, chịu chết được cất giữ cẩn thận trang trọng trong các tủ kính. Tự bản thân, chúng chỉ là những dấu hiệu của khổ nhục; giá trị vật chất của chúng cũng không nhiều. Thế nhưng chúng quí giá vì chúng là bằng chứng cho niềm tin bất khuất của các vị tử đạo. Suy cho cùng, không phải bất cứ cây thập giá nào cũng được tôn vinh mà chỉ có Thập giá Chúa Kitô bởi vì nhờ cây Thập Giá đó, Chúa Kitô đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Nhờ kết hiệp với Thập giá Chúa Kitô, những gông xiềng các vị tử đạo, và nói rộng ra, mọi hy sinh, nỗ lực của chúng ta cũng góp phần dẫn chúng ta đến hạnh phúc cứu độ.
Mời Bạn: Những cây thập giá bằng vàng, bạc chúng ta đeo sẽ chỉ có giá trị một món đồ trang sức, những dấu thánh giá chúng ta "vẽ" trên mình sẽ chỉ là những cử chỉ vô nghĩa, nếu như đời sống của chúng ta không diễn tả mầu nhiệm thập giá của Chúa Kitô. Mời bạn tự vấn: Tôi có sẵn sàng đón nhận hy sinh gian khổ khi phục vụ tha nhân không? Tôi có dám chịu những thiệt thòi, hệ luỵ để dấn thân bênh vực cho công lý, sự thật, cho những người bị bỏ rơi không?
Chia sẻ: Lối sống nào của bạn đang ngầm chối bỏ Thập giá Chúa Kitô?
Sống Lời Chúa: Mỗi khi làm dấu thánh giá, bạn xin ơn biết dùng đời sống mình để rao giảng Thập giá Chúa Kitô.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin biến đổi đời sống con thành lời rao giảng cho mầu nhiệm Thập giá Chúa Kitô.

15/09/09 THỨ BA TUẦN 24 TN
Đức Mẹ Sầu Bi Ga 19,25-27
HIỆP THÔNG VỚI HY TẾ CỨU ĐỘ
Đứng gần thập giá Đức Giêsu có thân mẫu Người. (Ga 19,25)
Suy niệm: Có người nói: "Đàng sau thành công của người đàn ông, có bóng dáng một người phụ nữ." Còn các sách Phúc Âm thì cho biết bên cạnh Đức Giêsu Kitô luôn có bóng dáng của Đức Maria; và ngay trong cuộc khổ nạn, cũng có Mẹ đứng gần thập giá của người Con. Giáo Hội có lý khi mừng kính lễ Mẹ Sầu Bi ngay liền sau lễ Suy Tôn Thánh giá Chúa Giêsu. Mẹ Maria đã hiệp thông trọn vẹn với Chúa Giêsu trong hy tế cứu độ. Cuộc đời của Mẹ cũng đã thấm nhuộm máu đỏ hy sinh, khi Mẹ dấn thân vào cuộc khổ nạn; con đường Thánh Giá của Chúa Giêsu cũng là con đường Thánh Giá của Mẹ, vinh quang của Chúa Giêsu phục sinh cũng chính là vinh quang của Mẹ được tham dự vào sự Phục Sinh với Chúa Kitô.
Mời Bạn: Trên thập giá Chúa Giêsu đã hoàn tất chương trình cứu độ; nhưng hy tế cứu độ không dừng lại nơi Chúa Giêsu và Mẹ Maria mà phải được hiện thực hoá trong cuộc đời của chúng ta, của những ai tin theo Ngài, như lời Ngài mời gọi: "Ai muốn theo tôi hãy từ bỏ mình vác Thập Giá mình hằng ngày mà theo tôi" (Lc 9,12). Bạn có thái độ, tâm tình nào khi phải gặp thập giá trong đời bạn? Những khổ chế, hy sinh, đau khổ bệnh tật mà bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày có trở nên nguồn ơn cứu độ và thánh hóa cho bạn và cho người khác không?
Sống Lời Chúa: Dành ít phút để chiêm ngắm Đức Mẹ đứng dưới chân Thập Giá và xin ơn cảm nhận về ý nghĩa và giá trị của đau khổ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa! Xin cho chúng con noi gương Mẹ biết kết hiệp với Chúa Kitô chịu khổ nạn để mai ngày được Phục Sinh vinh hiển cùng với Đức Kitô đến muôn đời muôn thưở. Amen.

16/09/09 THỨ TƯ TUẦN 24 TN
Th. Cornêliô và Cyprinanô, tử đạo Lc 7,31-35
TRÂN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
"Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: 'Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.' " (Lc 7,34)
Suy niệm: Lối sống của Gioan Tẩy Giả và của Đức Giêsu thật khác nhau. Gioan nhiệm nhặt; còn Đức Giêsu thông thoáng cởi mở. Buồn cười là cả hai đều bị người Do Thái chỉ trích, do chính lối sống của mỗi vị. Vạch ra cái 'buồn cười' ấy ở đây, Đức Giêsu không chỉ nhằm xác nhận một kinh nghiệm về nhân tình thế thái: Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê. Phải chăng Ngài còn hàm ý rằng không có một lối sống duy nhất tốt, mà có nhiều: mỗi người, theo ơn gọi của mình, sẽ đảm nhận lối sống phù hợp với ơn gọi đó? Điều cốt yếu là cái động lực, cái 'hồn' của lối sống mà mình đảm nhận.
Mời Bạn: Cảnh giác mối cám dỗ (nhiều khi trong vô thức) đòi kẻ khác phải giống mình hay phải theo ý mình (như thể ý mình luôn luôn đúng nhất và tốt nhất!). Đức Giêsu gọi những người như vậy là "như lũ trẻ ngoài chợ;" khoa tâm lý ngày nay sẽ xác định cách "chuyên môn" hơn: đó là thái độ "bạo chúa" của trẻ lên hai! Chúng ta không còn là trẻ lên hai nữa, và ta cần học biết tích cực nhìn nhận và trân trọng sự khác biệt nơi người khác, nhất là khi ta nắm giữ những quyền hành nào đó trong gia đình, xã hội hay trong Giáo Hội.
Chia sẻ: Theo bạn, làm sao để dễ chấp nhận người khác?
Sống Lời Chúa: Một cách để chấp nhận người khác là chân thành yêu thương họ, như Đức Giêsu đã yêu thương và trở nên "bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi."
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết ép mình nên giống Chúa thay vì ép kẻ khác nên giống mình. Amen.

17/09/09 THỨ NĂM TUẦN 24 TN
Th. Robertô Bellarminô Lc 7,36-50
YÊU THƯƠNG: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THA THỨ
"Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều." (Lc 7,47)
Suy niệm: "Nhân vô thập toàn:" mang thân phận con người, ai lại không yếu đuối lỗi lầm! Yếu đuối lỗi lầm, ai là không cần được tha thứ, nhất là sự tha thứ của Thiên Chúa! Thật vậy, sống trên đời, mỗi người đều cần được tha thứ; nhưng cùng một trật cũng cần biết thứ tha. Song, tha thứ là một điều dễ nói nhưng thật khó làm, bởi vì muốn tha thứ phải yêu thương. Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho con người vì Ngài yêu thương, vì Ngài là Tình Yêu. Ngược lại con người chỉ nhận được ơn tha thứ khi cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa và sẵn sàng hoán cải. Và một khi biết mình được tha thứ thì lại yêu mến nhiều hơn. Đó chính là cảm nghiệm của người phụ nữ được ơn tha thứ hôm nay: "Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều." Quả thật, yêu thương chính là đường dẫn đến tha thứ. Và để có thể tha thứ cho nhau thật sự, con người phải bước đi trên con đường Chúa đã dạy, đó là con đường yêu thương.
Mời Bạn: Mở lòng mình ra để bước đi trên con đường yêu thương: yêu Chúa và yêu tha nhân, hầu chúng ta có thể thật sự tha thứ cho người khác và được người khác thật lòng thứ tha cho chúng ta. Để nhờ đó, chúng ta được Thiên Chúa yêu thương tha thứ hết mọi lỗi lầm.
Chia sẻ một cảm nghiệm tha thứ và được tha thứ.
Sống Lời Chúa: Hôm nay, với lòng yêu mến Chúa, tôi quyết tâm tha thứ cho những người xúc phạm đến tôi.
Cầu nguyện: Lạy Cha, xin cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.

18/09/09 THỨ SÁU TUẦN 24 TN
Lc 8,1-3
TẤT CẢ CÙNG CHUNG SỨ MẠNG
Cùng đi với Người có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. (Lc 8,1-2)
Suy niệm: Những môn đệ tin theo Chúa Giêsu đều được mời gọi nhập cuộc. Không một ai bị loại bỏ ra ngoài sứ mạng này. Ngài không chỉ gọi Nhóm Mười Hai, mà còn có nhóm 72 môn đệ và đặc biệt còn gọi nhóm các bà: mỗi người một phận vụ, nhưng tất cả cùng chung một sứ mạng. Giáo hội sơ khai gắn bó với ý muốn này của Chúa Giêsu. Mọi tín hữu bất luận nam nữ đều tham dự vào sứ mạng truyền giáo. Thánh Phaolô đã kể tên một số phụ nữ như A-qui-la, Pơ-rít-ca, Pho-tu-na-tô, A-khai-cô, và đặc biệt là Phê-bê, phụ trách Giáo hội tại Ken-khơ-rê.
Mời Bạn: Trong một xã hội mà vị trí của phụ nữ bị đánh giá thấp như thời Chúa Giêsu và thánh Phaolô, sự hiện diện và tham dự của phụ nữ trong sứ mạng truyền giáo chất vấn mỗi tín hữu và các giáo hội địa phương hôm nay về sự tham dự và chỗ đứng của mọi thành phần giáo dân trong cộng đoàn nhằm phục vụ sứ mạng. Bạn có tự đặt mình ra ngoài sứ mạng truyền giáo tại giáo xứ? Tại sao bạn không mời gọi, thúc giục và tôn trọng vị trí của mọi thành phần giáo dân, để họ có điều kiện cống hiến cho sứ mạng truyền giáo?
Chia sẻ: Bạn có nhận xét gì về sứ mạng truyền giáo tại giáo xứ của bạn? Có chương trình cụ thể không? Có nhiều thành phần tham dự không? Vì sao? Bạn đóng góp gì cho sứ mạng đó?
Sống Lời Chúa: Dâng một thánh lễ trong tuần với ý chỉ cầu nguyện cho việc truyền giáo tại giáo xứ của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã chọn chúng con cho sứ mạng của Chúa. Xin giúp chúng con nhiệt thành, kiên trì và cộng tác với nhau cho sứ mạng này "cho đến hết hơi, cho đến trọn đời."

19/09/09 THỨ BẢY TUẦN 24 TN
Th. Gianuariô, giám mục, tử đạo Lc 8,4-15
HẠT GIỐNG RƠI VÀO BỤI GAI
"Đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành." (Lc 8,14)
Suy niệm: Họa sĩ Van Gogh nói rằng: "Cuộc đời là thời gian gieo trồng, chứ chưa phải là mùa gặt hái." Vì thế, chúng ta không lạ gì khi thấy Thiên Chúa, được ví như người gieo giống, đã gieo cách kiên trì, rộng rãi đến độ hoang phí các hạt giống Lời Chúa. Hôm nay chúng ta nói đến thân phận của hạt giống rơi vào bụi gai, tiêu biểu cho thái độ đón nhận Lời Chúa thường gặp nơi chúng ta. Bụi gai tượng trưng cho nỗi bận tâm về chuyện đời, về ham mê của cải, công ăn việc làm khiến cho cây Lời Chúa chết nghẹt.
Mời Bạn: Bạn thường nói rằng tôi quá bận rộn đến nỗi không có giờ cầu nguyện, tôi phải lo công ăn việc làm, không rảnh rỗi để đọc Lời Chúa, để lo các việc đạo đức… Coi chừng! Tâm hồn bạn đang có nhiều bụi gai đấy! Bạn hãy nhớ rằng : không phải điều gì rõ ràng là xấu mới nguy hiểm, mà ngay những điều tốt, hợp lý như công ăn việc làm, chuyện đời sống… cũng có thể nguy hiểm, bởi vì "điều tốt thứ nhì luôn là kẻ thù tệ hại nhất của điều tốt nhất". Tại sao? Tại vì nó làm bạn xao lãng điều tốt nhất.
Sống Lời Chúa: Chọn một câu Lời Chúa nào bạn thích nhất, ghi vào sổ hay vào một tấm ảnh, đọc câu Lời Chúa mỗi sáng và để cho Lời ấy tác động bạn suốt ngày sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, dù Chúa biết rằng tâm hồn chúng con luôn thay đổi: có lúc như vệ đường, như sỏi đá, như bụi gai, hoặc có khi như đất tốt, nhưng Chúa vẫn luôn kiên trì gieo Lời hằng sống của Chúa vào tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con cũng biết kiên trì cải tạo thửa đất tâm hồn. Amen.

20/09/09 CHÚA NHẬT TUẦN 25 TN - B
Mc 9,30-37
DÀNH CHO AI MUỐN LÀM "LỚN"
"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người." (Mc 9,35)
Suy niệm: Một điều thật trớ trêu: đang khi Thầy loan báo cuộc khổ nạn thì trò lại tranh giành địa vị cao thấp. Cách cư xử của Đức Giêsu thật tế nhị: Ngài không xen vào cuộc tranh luận, mà Ngài đợi về đến nhà mới hỏi. Ngài cũng chẳng nặng lời với các ông. Cách giáo dục của Đức Giêsu cũng thật khéo léo: Ngài không dập tắt tham vọng của các môn đệ. Ngài thanh lọc và hướng tham vọng ấy lên cao hơn. Thay cho tham vọng thống trị, Đức Giêsu hướng các ông đến lòng khát khao phục vụ. Thay cho tham vọng vun quén mọi sự cho bản thân, Ngài hướng các ông đến ước muốn xả thân cho người khác. Trong Nước của Đức Giêsu, người lớn nhất là người phục vụ hết mình nhất.
Mời Bạn: Can đảm nhận ra những tham vọng đang chi phối bạn: Tâm hồn bạn không được bình an, khi bạn lúc nào cũng bị chi phối bởi ý tưởng hơn thua, được mất, chỗ cao chỗ thấp… Bạn đang làm mọi sự để xây dựng cho cái tôi của bạn. Bạn đang chọn chỗ cao nhất trong thế giới của bạn, nhưng là chỗ thấp nhất trong Nước Trời.
Sống Lời Chúa: Có thể bạn cũng là người có chút quyền hành; mời bạn xét mình: Bạn dùng quyền hành với ý hướng nào: Để phục vụ người khác hay để củng cố uy tín của mình? Quyền hành có làm bạn trở nên cứng cỏi với tha nhân và biến họ thành nô lệ cho ý riêng của bạn không? Mời bạn rút ra một quyết tâm cho mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi theo gương sống của Chúa: phục vụ như một tôi tớ, dùng chức vụ, quyền bính như một phương tiện để phục vụ theo tinh thần khiêm cung và yêu thương của Chúa.

21/09/09 THỨ HAI TUẦN 25 TN
Th. Mátthêu, tông đồ, thánh sử Mt 9,9-13
ĐI THEO CHÚA GIÊSU
Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi !" Ông đứng dậy đi theo Người. (Mt 9,9-13)
Suy niệm: Nhà cầm quyền Rô-ma không trực tiếp đánh thuế trên dân, nhưng "khoán" cho những người "hành nghề" thu thuế. Những người này lợi dụng vị thế đó để lạm thu, bóc lột đồng hương của họ. Chính vì vậy, người Do-thái rất ghét những người thu thuế và liệt họ vào hạng người tội lỗi, còn tệ hơn cả người ngoại giáo. Thế nhưng, Chúa Giê-su đã không kể đến nguồn gốc xuất thân của Mát-thêu: Ngài đã gọi ông ngay khi ông đang ngồi tại trạm thu thuế. Thái độ đáp trả của Mát-thêu thật đáng khâm phục. Ông bỏ tất cả lại để đi theo Thầy Giê-su ngay lập tức. Ông quyết định thay đổi cuộc đời cách dứt khoát.
Mời Bạn: Chúa Giê-su vẫn tiếp tục gọi mỗi người chúng mình trong chính hoàn cảnh sống riêng, giữa những điều kiện sống hiện tại, đôi khi còn bê bối, yếu kém vì tội lỗi. Chúa không kể chúng mình đã sống xấu xa thế nào và ở trong hoàn cảnh tồi tệ nào về luân lý, nhưng Ngài muốn chúng mình theo Ngài và thay đổi lối sống cho thích hợp với Tin Mừng của Ngài ngày hôm nay. Hãy dứt khoát và tiến lên như Mát-thêu vậy.
Chia sẻ: Chúa vẫn luôn kêu gọi mỗi người hoán cải để mỗi ngày nên hoàn thiện hơn. Bạn có nghe thấy tiếng Ngài kêu gọi không? Bạn đáp lại thế nào?
Sống Lời Chúa: Kiểm điểm: Hôm nay Chúa kêu gọi tôi từ bỏ nết xấu nào?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, tiếng Chúa không ngừng kêu gọi con đi theo Chúa mỗi ngày. Xin cho con biết nghe và đáp lại tiếng ấy cách dứt khoát bằng quyết tâm sống tốt hơn, sống theo tinh thần của Tin Mừng Chúa. Amen.

22/09/09 THỨ BA TUẦN 25 TN
Lc 8,19-21
NGHE VÀ THỰC HÀNH
"Mẹ tôi và anh em tôi chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành." (Lc 8,21)
Suy niệm: Đức Maria "đang đứng bên ngoài" (c. 20), bị tách biệt khỏi nhóm các môn đệ đang ngồi thật an bình hạnh phúc chung quanh Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng dạy. Thế nhưng Mẹ không đứng bên ngoài một mình mà đứng cùng với các anh em của Chúa Giêsu. Mẹ cũng không bất ngờ khi nghe Chúa Giêsu, con của Mẹ, nói những lời như thế. Hơn một lần - trong đền thờ khi Chúa Giêsu lên mười hai tuổi (Lc 2,49); tại tiệc cưới Cana (Ga 2,4) - Mẹ đã nghe Chúa nói: phải vượt qua mối quan hệ gia đình theo "huyết nhục" để trở thành "mẹ và anh em của Chúa Giêsu" qua việc "nghe và thực hành Lời của Thiên Chúa". Và nhất là Mẹ đã không chỉ "lắng nghe và suy niệm trong lòng" cho riêng mình; Mẹ còn dẫn đưa những người thân của mình đến với Chúa Giêsu để cũng trở thành người thân trong gia đình của Thiên Chúa, như Mẹ đã làm tại tiệc cưới Cana: "Ngài bảo gì, các anh hãy cứ làm theo" (Ga 2,5).
Mời Bạn: Dường như những lo toan cho cuộc sống đã làm cho tôi ít để tâm đến Lời Chúa, dù vẫn nghe Lời Chúa nhưng ít khi đem ra thực hành. Nếu chính tôi không dành một khoảng lặng cho Chúa, làm sao đời sống của ta được thống nhất làm sao có được an bình thật sự!
Sống Lời Chúa: Dù cuộc sống của bạn có bận rộn thế nào đi nữa, bạn cũng tìm cho được ít phút dành riêng cho Chúa để nghiền ngẫm lại Lời Chúa bạn đã nghe.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, lắm lúc con thấy cuộc sống xung quanh con thật xô bồ, ồn ào và trống rỗng. Xin giúp con có được những khoảng thời gian trầm lắng bên Chúa, để kín múc lấy sức mạnh từ Lời Chúa, hầu nội tâm con được vững vàng giữa bao thách đố của cuộc đời.

23/09/09 THỨ TƯ TUẦN 25 TN
Th. Piô Pietrelcina, linh mục Lc 9,1-6
HÀNH TRANG NGƯỜI ĐƯỢC SAI ĐI
"Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo." (Lc 9,3)
Suy niệm: Trước bất cứ một cuộc lên đường nào, người ta cũng đều chuẩn bị kỹ càng những hành trang cần thiết; hành trình càng dài thì hành trang càng cần đầy đủ và được tính toán kỹ lưỡng. Thế nhưng Chúa Giêsu, trước khi sai các tông đồ ra đi rao giảng Tin Mừng, Ngài dặn dò các ông: "Đừng mang theo gì…" Ngài muốn các ông hoàn toàn siêu thoát, loại bỏ tất cả những dính bén, ràng buộc để sẵn sàng lên đường, nhanh nhẹn, thanh thoát như chính cuộc sống của Ngài: "Chim có tổ, cáo có hang; còn Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9,58). Hơn thế nữa, người tông đồ không mang theo gì là để dành chỗ cho một thứ hành trang không thể thiếu, đó là Tin Mừng mà các ông có sứ mạng rao giảng.
Mời Bạn: Nhiều người tông đồ thời nay dễ dàng quan niệm rằng không thể truyền giáo thành công, nếu không có tiền, nếu không đủ phương tiện cần thiết như cơ sở khang trang, công cụ hiện đại, vi tính, camera…! Tin Mừng hôm nay một lần nữa khẳng định rằng tất cả những điều đó không phải là hành trang tất yếu, nhưng TÌNH YÊU dành cho Chúa và tha nhân chính là động lực và Tin Mừng Nước Thiên Chúa là điều mà người tông đồ luôn mang theo để phân phát cho những ai họ được sai đến.
Sống Lời Chúa: Can đảm và dứt khoát từ bỏ những hành trang đang cản trở đời sống chứng tá của bạn: tình cảm, của cải, danh vọng quyền lực, bằng cấp địa vị xã hội…
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết vun đắp cho mình một đời sống nội tâm sâu sắc, để con luôn ở với Chúa và để con đến với tha nhân trước tiên bằng đời sống chứng tá trong cuộc đời.

24/09/09 THỨ NĂM TUẦN 25 TN
Lc 9,7-9
LƯƠNG TÂM HÊRÔĐÊ
Còn vua Hêrôđê thì nói: "Ông Gioan, ta đây đã cho chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế." Rồi vua tìm cách thấy mặt Chúa Giêsu. (Lc 9,9)
Suy niệm: Hê-rô-đê tìm cách gặp Chúa Giê-su có lẽ do một nỗi sợ hãi: hình ảnh Gio-an Tẩy giả bị ông giết chết vẫn còn ám ảnh tâm trí ông. Người chết thì không làm hại. Nhưng nếu quả thật ông Giê-su hay làm phép lạ này chính là Gio-an tái sinh thì ông không thể ăn ngon ngủ yên được. Nhất định ông phải gặp cho bằng được ông Giê-su đó thôi. Ông muốn gặp được Giê-su chỉ để chứng kiến một vài phép lạ, để kiểm chứng có thật Gio-an tái sinh hay không. Thế rồi một ngày kia ông cũng được thoả lòng mong đợi. Đức Giê-su bị bắt và Phi-la-tô giao nộp Người cho Hê-rô-đê. Hoá ra Giê-su đang đứng trước mặt ông đây, thân tàn ma dại như thế này thì có hòng làm hại nổi ai. Ông đã thấy Chúa và ru ngủ lương tâm của mình, nhưng rồi ông vẫn không hoán cải. Rồi, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, Hê-rô-đê ông kết thân với Phi-la-tô, giao nộp Chúa cho ông này tuyên án tử hình cho Chúa.
Mời Bạn: Có khi người ta cầu nguyện để khấn xin được một mối lợi gì đó; có khi người ta làm phúc bố thí để yên lương tâm đang khi họ vẫn thực hành bóc lột, bất công. Nếu chỉ như thế, họ không thể gặp Chúa được. Nếu chỉ vì như thế, bạn cũng không thể gặp Đức Ki-tô được.
Sống Lời Chúa: Việc tốt giả là việc làm xét bề ngoài là tốt những được thúc đẩy bởi một động cơ xấu. Xét mình xem mình có đang làm những việc tốt giả hay không.
Cầu nguyện: Đọc kinh "Cúi xin Chúa sáng soi" và xin ơn biết thanh luyện động cơ hành động của mình.

25/09/09 THỨ SÁU TUẦN 25 TN
Lc 9,18-22
Ở VỚI CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Hôm ấy, Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người. (Lc 9,18)
Mời bạn nhìn ngắm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, là con người cầu nguyện. Chúa cầu nguyện như được thúc đẩy bởi một nỗi đam mê mãnh liệt. Chính trong thái độ cầu nguyện - giao phó tất cả tâm hồn, thân xác, tất cả mọi nghĩ suy, ý chí, tình cảm để thi hành ý muốn của Chúa Cha - mà Chúa Giêsu tỏ mình đích thực là Con của Chúa Cha. Cũng trong bầu khí cầu nguyện đó mà Chúa mạc khải cho các môn đệ về căn tính đích thực của Chúa, để Phêrô có thể tuyên xưng: "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa." Chúa ơi! Nhìn ngắm Chúa cầu nguyện chúng con cảm nhận được một sức hấp dẫn phi thường lôi kéo chúng con đến bên Chúa! Ôi, Các môn đệ thật hạnh phúc biết bao vì được ở với Chúa lúc Chúa cầu nguyện.
Chúa ơi! lắm khi chúng con chỉ biết xin hết ơn này đến ơn khác mà không biết cảm nếm niềm hạnh phúc ngọt ngào được ở bên Chúa. Chúng con đã vô tình làm việc cầu nguyện trở nên thật nghèo nàn. Cũng có khi việc cầu nguyện của chúng con trở thành nhàm chán và hầu như mất hết sức sống vì chúng con chỉ đọc kinh một cách máy móc vô hồn. Xin lôi kéo chúng con đến bên Chúa thật gần, để nhìn ngắm Chúa thật sâu xa, để niềm đam mê cầu nguyện của Chúa cũng thông truyền sang cho chúng con.
Chia sẻ: Trong sinh hoạt nhóm của bạn, có phần cầu nguyện không? Bạn có mời Chúa đến hiện diện ở giữa nhóm của bạn trong giờ cầu nguyện đó không?
Sống Lời Chúa: Dù bận rộn với bao công việc xô bồ của cuộc sống, tôi quyết dành thời gian thuận tiện để ở lại một mình với Chúa và cầu nguyện với Ngài.
Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.

26/09/09 THỨ BẢY TUẦN 25 TN
Th. Cosma và Đamianô, tử đạo Lc 9,43-45
MÔN ĐỆ AM HIỂU THẦY
"Con Người sắp bị nộp vào tay người đời." Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông lời đó còn bí ẩn đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. (Lc 9,44-45)
Suy niệm: Không ai theo sát Chúa Giêsu và nghe ngài giảng nhiều cho bằng các môn đệ của Ngài. Nhưng chính các ông lại rất xa Chúa trong cách nghĩ cách làm của mình. Các ông cứ đinh ninh rằng Thầy mình sẽ là một vị vua trần thế và hy vọng sẽ chiếm được một 'chiếc ghế cao' trong guồng máy hành chính của Ngài. Vì thế họ không hiểu được những lời Chúa tiên báo về cái chết của Ngài. Sau ngày Chúa phục sinh, họ mới hiểu ra con đường thập giá của Thầy mình và tin tưởng bước theo. Như thế rõ ràng đi theo Đức Giêsu là một chuyện, còn hiểu và đón nhận con đường cứu thế của Ngài là một chuyện khác. Nói rằng mình theo Chúa nhưng cứ giữ lấy lối nghĩ của mình, thì chưa phải là môn đệ thực thụ của Ngài được.
Mời Bạn: Nhiều người chỉ là kitô hữu trong sổ gia đình Công giáo, còn tất cả đời sống đều xa lạ với cộng đoàn, với Tin Mừng, với Chúa Giêsu. Chịu phép rửa tội là bước khởi đầu. Nhưng bước tiếp theo là phải sống đời làm con Chúa. Nói rõ ra theo đạo có nghĩa là theo Chúa Kitô, mặc lấy Chúa Kitô, để cho Ngài chiếm ngự và thay đổi lối nghĩ suy và hành động của mình, sao cho mỗi ngày một yêu mến Ngài và nên giống Ngài hơn.
Sống Lời Chúa: Chuyên cần học hỏi Lời Chúa và cầu nguyện là phương thế để mỗi ngày một hiểu Chúa hơn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống đời khó nghèo và chịu chết trên thập giá vì yêu thương chúng con. Xin Chúa làm chủ tâm tình và cảm nghĩ của chúng con để chúng con biết cảm nhận, nghĩ suy, và hành động giống như Chúa.

27/09/09 CHÚA NHẬT TUẦN 26 TN - B
Mc 9,38-43.45.47-48
BAO DUNG THAY CHO LOẠI TRỪ
Đức Giê-su bảo: "Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta." (Mc 9,40)
Suy niệm: Gio-an đòi loại trừ những người nhân danh Thầy Giêsu để trừ quỉ nhưng lại "không thuộc nhóm chúng ta." Chúa Giê-su bác bỏ quan điểm đó và dạy các môn đệ có một cái nhìn bao dung: Sứ mạng tại thế của Chúa Giê-su là xây dựng Nước Thiên Chúa. Khác với nước thế gian có ranh giới, có lãnh thổ, Nước Thiên Chúa không bị giới hạn bởi đất đai, màu da, hay chủng tộc, nhưng được loan báo cho mọi người thành tâm thiện chí, những người đứng về phía sự thật (Ga 19,37). Vì thế, chỉ có sự dữ là kẻ thù phải loại trừ, còn mọi người đều được đón nhận vào Nước Thiên Chúa với điều kiện họ đứng về phía sự thật.
Mời Bạn: Tiếp nối sứ mạng của Chúa Giê-su, sứ mạng của Giáo Hội là làm cho Nước Thiên Chúa được loan báo đến cho mọi người. Trong một thế giới đa nguyên về ý thức hệ, văn hóa và tôn giáo, việc sống tinh thần bao dung của Chúa Kitô là rất quan trọng. Thay vì loại trừ người khác chỉ vì họ không thuộc về nhóm của mình, chúng ta được mời gọi để nhận ra trong thế giới đầy dẫy khác biệt này vẫn có đông đảo những người đứng về phía sự thật, những người ủng hộ Chúa Kitô bởi vì họ không chống lại Ngài.
Chia sẻ: Chúng mình đang có những thái độ, cách cư xử thiếu khoan dung nào khiến cho Tin Mừng Chúa Kitô không đến được với anh em lương dân?
Sống Lời Chúa: Làm một việc phục vụ với ý cầu nguyện cho công cuộc rao giảng Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết đón nhận những dị biệt của anh em và để nhờ đó làm cho hạt giống Tin Mừng được gieo vãi và nảy nở trong tâm hồn họ.

28/09/09 THỨ HAI TUẦN 26 TN
Th. Venceslaô, tử đạo Lc 9,46-50
"GANH"
"Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất." (Lc 9,48)
Suy niệm: Công nghệ quảng cáo tận dụng tối đa xu hướng "ưa làm lớn" bám rễ sâu trong lòng con người. Chúng ta được thuyết phục rằng dùng sản phẩm này thì sẽ đẹp như hoa hậu; ăn món ăn kia thì sẽ thông minh vượt trội như thần đồng; phải mua sắm những món hàng sang trọng, "mô-đen" đời cuối để trở thành "siêu nhân," "sành điệu", hơn người. Quảng cáo thành công vì ai trong chúng ta đã không để cho chữ "Ganh" ám ảnh một lần nào đó trong đời!!! Tin Mừng thuật lại các môn đệ cũng đã từng "ganh" nhau như thế, để tranh dành vị trí là người lớn nhất. Đáng chú ý một điều là việc "ganh" nhau được thuật lại ngay sau Chúa Giêsu báo trước về cuộc khổ nạn của Ngài. Đức Giêsu đã khéo léo sửa dạy các ông: Thái độ ganh tị này quả thật trái ngược với con đường thập giá. Ngài đã "đồng hóa" mình với trẻ nhỏ và dạy các ông rằng: ai là muốn là người lớn nhất trong tất cả anh em, thì phải trở nên người nhỏ nhất.
Mời Bạn: Thói ganh tị làm đảo điên con người; cả trong lĩnh vực tông đồ cũng không tránh khỏi: "Có những kẻ rao giảng về Đức Kitô vì lòng ganh tị và tranh chấp" nhưng thánh Phaolô cho rằng: "Không sao cả! Dù thế nào đi nữa…, miễn là Đức Kitô được rao giảng" (x. Pl 1,15-18). Bạn học được gì về bí quyết của thánh Phaolô trước thói hay "ganh" này?
Sống Lời Chúa: Tập chừa bỏ thói ganh tị bằng cách làm một việc phục vụ nhỏ bé âm thầm.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã rửa chân cho các môn đệ để dạy bài học khiêm tốn phục vụ. Xin giúp con biết bắt chước Chúa.

29/09/09 THỨ BA TUẦN 26 TN
Tổng lãnh thiên thần Micael, Gabriel, Raphael Ga 1,47-51
HỒNG ÂN THỊ KIẾN MẦU NHIỆM
"Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người." (Ga 1,51)
Suy niệm: Thỉnh thoảng, người ta lại đồn ầm lên ở nơi này nơi kia có những hiện tượng lạ xảy ra. Trước những tin đồn như thế nhiều người ùn ùn kéo đến, hoặc là vì hiếu kỳ, hoặc là để cầu xin ơn này ơn nọ. Thái độ đó xem ra trái ngược với thái độ của Nathanael trước lời chứng của Philípphê về "Đấng mà sách Luật Môsê và các tiên tri nói tới." Phải chăng Nathanael đã quá rành về loại tin đồn này - vốn đã xảy ra không ít lần trong thời của ông và chỉ là chuyện mạo nhận tầm thường và thô thiển? Thế nhưng sự thật không như ông nghĩ. Khi đối diện với Đức Giêsu, ông mới nhận ra Ngài chính là Đấng Siêu Việt "thấu suốt tâm can ông từng gang tấc." Đáp lại lời ông tuyên xưng "Thầy là Con Thiên Chúa," Chúa Giêsu hứa cho ông thị kiến mầu nhiệm còn lớn lao hơn: Chiêm ngắm vinh quang của Ngài ở nơi Thiên Chúa, có "các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người."
Mời Bạn: Như Môsê bị lôi cuốn đến Đấng Thánh tỏ mình qua ngọn lửa trong bụi gai, chúng ta cũng bị hấp dẫn bởi những dấu chỉ tiết lộ cho chúng ta một chút gì đó mầu nhiệm của Thiên Chúa. Tuy nhiên cần học gương của Nathanael biết nhận định và tuyên xưng niềm tin đích thực vào Thiên Chúa để thanh luyện tính hiếu kỳ hoặc mê tín len lỏi vào trong cung cách sống đạo của mình.
Chia sẻ: Nhận định xem những việc thờ phượng mình làm đã thể hiện một niềm tin đích thực chưa.
Sống Lời Chúa: Làm dấu thánh giá hoặc bái lạy Thánh Thể một cách ý thức và đầy lòng tin cậy mến.
Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.

30/09/09 THỨ TƯ TUẦN 26 TN
Th. Giêrônimô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh Lc 9,57-62
ĐIỀU KIỆN THEO CHÚA
"Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa." (Lc 9,62)
Suy niệm: Trong số các môn đệ Chúa Giêsu, có những người vừa mới xin đi theo, Chúa đã đón nhận ngay; có những người chưa nói gì, Ngài đã gọi. Thế nhưng cũng có những người bày tỏ ý muốn đi theo, Chúa lại tỏ vẻ không "mặn mà", lại đặt điều kiện "khó dễ". Thật ra, điều Chúa đòi hỏi tất cả những ai muốn làm môn đệ Ngài là một khi đã đi theo Ngài, phải có thái độ dứt khoát, không bịn rịn về quá khứ, không lo lắng cho tương lai, sẵn sàng từ bỏ tất cả, và một lòng dấn thân triệt để với niềm tin tưởng tuyệt đối vào Chúa. Đó là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu mà Chúa Giêsu đặt ra cho những ai muốn làm môn đệ Người.
Mời Bạn: Tình cảm gia đình không phải là điều gì xấu; có cuộc sống ổn định, sự nghiệp thăng tiến, đó là điều chính đáng và đáng ước mong. Thế nhưng mời bạn tự hỏi chính mình: Tôi có quá quyến luyến chúng đến nỗi không dám dấn thân phục vụ cho Nước Trời không? Thành thật mà nói rằng, đáp ứng những đòi hỏi này không phải là một chuyện dễ. Đó là một hồng ân mà Chúa sẽ ban cho những ai dám quảng đại đáp lại những đòi hỏi của Ngài.
Sống Lời Chúa: Chúa Giêsu chính là mẫu gương sống động nhất của sự đáp trả những đòi hỏi của Nước Trời. Đọc lại Lời Chúa hôm nay và xin ơn biết từ bỏ và dấn thân với Chúa Giêsu.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con hạnh phúc vì được kêu gọi làm môn đệ Chúa. Xin cho chúng con biết gắn chặt đời mình vào cuộc đời và sứ mệnh của Chúa. Xin cho chúng con biết can đảm và dứt khoát loại bỏ những điều gì, những tương quan nào cản trở chúng con theo Chúa mỗi ngày. Amen.